|
Loại hình giám định tư pháp
|
Loại hình giám định dịch vụ
|
Căn cứ pháp lý
|
- Luật Giám định tư pháp;
- Luật Tố tụng hình sự;
- Luật Tố tụng dân sự;
- Luật Tố tụng hành chính.
|
- Luật Thương mại;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
|
Lĩnh vực áp dụng
|
Đây là lĩnh vực duy nhất cho đến nay có luật chuyên ngành điều chỉnh, phạm vi hoạt động chỉ phục vụ cho quá trình tố tụng, xét xử các vụ án dân sự, vụ án hình sự và vụ án hành chính tại Tòa
|
Được quy định ở nhiều luật với nội dung, phạm vi khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực. Cụ thể, Giám định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các quá trình vận chuyển, giao dịch, xuất nhập khẩu, kho bãi, phục vụ quản lý Nhà nước,…
|
Tổ chức giám định
|
Hệ thống tổ chức giám định tư pháp (GĐTP) được phân thành 2 nhóm:
- Thứ nhất, các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế.
- Thứ hai, các tổ chức GĐTP theo vụ việc và người giám định theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, giao thông – vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng…
|
Các tổ chức giám định có năng lực được chỉ định cấp phép bởi Nhà nước, cụ thể là các Bộ chuyên ngành trong các hoạt động:
- Giám định công nghiệp
- Giám định sản phẩm nông nghiệp thực phẩm và lâm sản
- Giám định hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ
- Giám định khoáng sản và các sản phẩm hóa chất
- Giám định sản phẩm dầu thô, xăng dầu và khí ga
- Giám định hàng hải
- Giám định Lashing chằng buộc hàng hoá
- Giám định phục vụ cơ quan Quản lý Nhà nước
|
Nội dung giám định
|
Người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận chuyên môn về những vấn đề được yêu cầu giám định. Kết luận giám định làm sáng tỏ đối tượng giám định dựa trên các căn cứ bao gồm những tình tiết, dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp và những phương pháp được áp dụng phù hợp.
Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định. Căn cứ để giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.
|
Nội dung giám định là “một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”
Xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.
|
Ý nghĩa
|
- Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc thu thập, xác lập chứng cớ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ.
- Góp phần quan trọng trong giải quyết các vụ án theo lẽ công bằng một cách minh bạch, chính đáng, triệt để.
- Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.
|
Chứng thư giám định có ý nghĩa đối với việc:
- Phát hiện và kiểm soát chất lượng sớm đối với hàng hóa khi hoàn thành;
- Kiểm soát chất lượng hàng hóa trước khi giao;
- Kiểm soát chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu giao nhận.
- Phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
|
Mức độ tiếp cận
|
Các cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng một công cụ pháp lý rất hiệu quả là hệ thống giám định, đặc biệt là các tổ chức GĐTP khi họ chỉ phục vụ cho hoạt động tố tụng
|
Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ giám định trong hoạt động kinh doanh, thương mại, giao dịch
|