Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề con người luôn phải đặc biệt quan tâm. Thế nhưng thực tế hiện nay, do bất chấp đạo lý và vì lợi nhuận, những cơ sở đã sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng hay các hóa chất tăng trưởng độc hại… để sản xuất. Đó là những nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng.
Chính vì thực trạng này, tiêu chuẩn HACCP đã ra đời. Vậy tiêu chuẩn HACCP là gì? Doanh nghiệp muốn xây dựng tiêu chuẩn HACCP thì phải thực hiện các bước như thế nào?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua nhận biết mối nguy, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các điểm tới hạn. Các nguyên lý của HACCP được thống nhất trên toàn thế giới và có thể áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho các sản phẩm mới..
Có thể hiểu một cách đơn giản về HACCP như sau: Tiêu chuẩn HACCP là một hệ thống giúp xác định mối nguy, đánh giá các mối nguy đó, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, các điểm kiểm soát quan trọng và xây dựng một hệ thống giám sát an toàn thực phẩm.
HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.
HACCP ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, sang những năm 70, HACCP lần đầu tiền áp dụng tại Mỹ, kể từ đó đến nay, HACCP được áp dụng rộng rãi như một hệ thống chất lượng thực phẩm trên toàn thế giới. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.5-2020, và ở Việt Nam tiêu chuẩn quốc gia tương đương với HACCP là TCVN 5603:2023.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn HACCP
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…;
- Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;
- Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm